Bình luận về câu chuyện này, ông Phan Đức Trung, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA) cho hay, dù các quỹ ETF Bitcoin giao ngay đã hiện hữu ở 8 thị trường bao gồm Canada, Đức, Brazil, Australia, Thụy Sĩ, Liechtenstein, đảo Jersey và đảo Guernsey, nhưng sự chấp thuận từ Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, có thể mở ra kỷ nguyên mới cho loại tiền mã hoá phổ biến và có tính thanh khoản cao nhất này.
Cùng với việc được công nhận của các quỹ ETF Bitcoin giao ngay, các nhà đầu tư tổ chức và bán lẻ của Mỹ hiện có thể tiếp cận và đầu tư gián tiếp vào Bitcoin thông qua chứng chỉ quỹ, loại hình tài sản được quản lý chặt chẽ theo quy định pháp lý cụ thể. Điều này hạn chế các rủi ro có thể gặp khi mua từ các sàn giao dịch không được kiểm soát, hoặc phải trả chi phí cao khi đầu tư vào các quỹ ETF Bitcoin phái sinh.
“Đặc biệt, vai trò của ETF Bitcoin giao ngay còn có ý nghĩa mở đường cho các quy định pháp lý liên quan, tạo cơ hội để các tài sản mã hoá xuất hiện trong Bảng cân đối kế toán doanh nghiệp một cách chính thống, khẳng định xu thế RWA (Tài sản thực trong thế giới số) hay xu hướng tokenize (token hóa) các sản phẩm tài chính trong tương lai”, ông Phan Đức Trung nhấn mạnh.
Theo tờ MorningStar, các quỹ ETF Bitcoin giao ngay sẽ giảm đáng kể mức phí cắt cổ mà các quỹ tiền mã hoá hiện đang lách qua bảng cân đối kế toán. Phạm vi quỹ tín thác của Grayscale hiện tính phí từ 2-3%. Trong khi các quỹ ETF Bitcoin phái sinh lớn đang tính phí dao động từ 0,7–1%.
Chia sẻ với VietNamNet, theo ông Phan Đức Trung, ETF Bitcoin cũng là đòn bẩy quan trọng để khái niệm “Bitcoin sạch” được phổ biến hơn. Trước khi phát hành chứng chỉ quỹ, các quỹ ETF Bitcoin sẽ phải chọn lọc nguồn cung Bitcoin sạch bởi họ bị điều chỉnh bởi nhiều quy định pháp lý chặt chẽ đã áp dụng ổn định cho thị trường chứng khoán nhiều năm nay.
Nhờ đó, các thợ đào (miner) sẽ có lợi thế trong cung cấp nguồn Bitcoin sạch có nguồn gốc, giúp các nhà đầu tư tài chính truyền thống giảm thiểu rủi ro và có cơ hội tiếp cận với tài sản đã được xác minh danh tính và kiểm tra bởi các định chế tài chính lớn.
Đối với nhà đầu tư, khi có thêm quyền chọn, họ sẽ cân nhắc kỹ lưỡng hơn trước khi lựa chọn giao dịch BTC tại các sàn giao dịch tiền mã hóa chưa đầy đủ pháp lý vì đã có thể chọn giao dịch BTC thông qua các quỹ ETF Bitcoin giao ngay.
“Nói tóm lại, việc mua ETF Bitcoin sẽ an toàn về mặt pháp lý hơn mua Bitcoin trên các sàn giao dịch tiền mã hóa như Binance, HTX, Huobi hay BingX, Gate.io,...”, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam nhấn mạnh.
Theo ông Phan Đức Trung, sự kiện này gợi nhớ tới việc hai thập kỷ trước, khi ETF vàng ra đời vào năm 2003 và chính thức được Mỹ thông qua năm 2004. Sự kiện này cũng gây nên cơn sốt tương tự, khiến giá vàng tăng vọt.
Sau khi ETF Bitcoin giao ngay được chấp thuận, dự kiến số lượng nhà đầu tư mới sẽ tăng đáng kể do rào cản tiếp cận về mặt quả trị rủi ro, công nghệ, pháp lý đã được dỡ bỏ.
Trước đó, những nhà đầu tư cá nhân chưa hiểu rõ về công nghệ blockchain thường cảm thấy các thao tác mua Bitcoin trên sàn giao dịch khá phức tạp và rủi ro nên có xu hướng thận trọng. Còn bây giờ, họ đã có thể đầu tư gián tiếp vào Bitcoin một cách an toàn và thuận tiện thông qua các nhà cung cấp dịch vụ được quản lý, tránh các rủi ro bị hack hoặc thao tác sai.
Mặt khác, ông Trung cũng bày tỏ sự thận trọng về việc chấp thuận các quỹ ETF Bitcoin giao ngay cũng có thể dẫn tới những tác động tiêu cực. Trong đó, nguy cơ lớn nhất đến từ việc rủi ro về thao túng thị trường và biến động giá mạnh của Bitcoin khiến các nhà đầu tư gặp nhiều rủi ro.
Hiện nay, trên cả nước có gần 1.100 xã nghèo, đặc biệt các xã nghèo thuộc huyện nghèo vùng dân tộc thiểu số. Theo các chuyên gia Viện Dinh dưỡng, nghèo đói, thiếu kiến thức là một trong những nguyên nhân của tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em thể nhẹ cân và thấp còi còn cao. Thiếu vi chất dinh dưỡng, thiếu các dịch vụ y tế chăm sóc bà mẹ và trẻ em cũng là nguyên nhân.
Tính cân đối của khẩu phần vẫn chưa đảm bảo, khẩu phần ăn hàng ngày ở nhiều nơi vẫn còn quá nhiều đạm động vật, mức tiêu thụ thịt bình quân 134g/người/ngày, trong đó thịt đỏ là 95,5g (nhu cầu khuyến nghị 70g/người/ngày), thịt gia cầm 36,2g, các sản phẩm từ thịt là 4,7g.
Ở những vùng nông thôn, tuy điều kiện còn khó khăn, nhưng mức tiêu thụ thịt là 126,2g và thịt đỏ là 85,8g. Từ đó dẫn tới lipid nguồn động vật nhiều hơn so lipid nguồn thực vật.
Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh, mất cân đối về các chất dinh dưỡng (nhiều thịt, mỡ động vật, ít rau xanh và hoa quả) của người Việt đã làm gia tăng các bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng như: thừa cân béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường, gout, rối loạn mỡ máu,…
Tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em tuổi học đường tăng từ 8,5% năm 2010 lên 19,0% năm 2020, trong đó khu vực thành thị 26,8%, khu vực nông thôn là 18,3% và miền núi là 6,9%.
Hưởng ứng Ngày Lương thực Thế giới (16/10) năm nay, Bộ Y tế phát động chiến dịch truyền thông Tuần lễ Dinh dưỡng và phát triển từ ngày 16 - 23/10 và đưa ra một số khuyến cáo, trong đó có tổ chức tốt bữa ăn gia đình,bữa ăn học đường đảm bảo đa dạng, cân đối, đủ dinh dưỡng; Thực hiện chăm sóc dinh dưỡng hợp lý 1.000 ngày đầu đời giúp trẻ phát triển toàn diện về tầm vóc và trí tuệ.
Trong Hướng dẫn thực hiện Nội dung 3 Dự án 7 Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, Bộ Y tế đặt mục tiêu cụ thể:
- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể gày còm dưới 5%.
- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân dưới 15%.
- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể thấp còi dưới 27%.
" alt=""/>Nguyên nhân khiến tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em ở miền núi, dân tộc còn cao